Con cái là thứ đáng quý nhất đối với cha mẹ. Vậy nên cha mẹ rất khó đồng thuận để quyết định ai sẽ là người trực tiếp nuôi con nếu ly hôn. Trong trường hợp con còn nhỏ thì pháp luật sẽ ưu tiên cho người mẹ là người trực tiếp nuôi con. Nhưng khi con từ 7 tuổi thì quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn sẽ căn cứ theo nguyện vọng của con và điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc của cha mẹ. Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc của các bạn về vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn.
Nội dung bài viết
I. Quy định về quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn

Luật Hôn nhân gia đình 2014, Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Nếu trường hợp gia đình có 2 con thì nên thỏa thuận ly hôn mỗi người nuôi 1 con. Khi con đã 7 tuổi nên sẽ xem xét nguyện vọng của con. Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau.
II. Điều kiện quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn
-
Điều kiện giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn
Trên thực tế, ý kiến của con thường mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định. Luật chỉ quy định “xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi”, tức trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán sẽ hỏi ý kiến của con để dựa vào căn cứ này và một số các điều kiện khác mới xác định ai có quyền nuôi con.
Việc quyết định ai có quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con. Luật chỉ quy định chung về lợi ích chung cho con, chứ không hề cquy định thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con nên bên nào đáp ứng tốt hơn cho con về lợi ích của con thì sẽ dễ dàng dành quyền nuôi con.
2. Yêu cầu để giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn.
Nếu con không đồng ý về ở thì vẫn có thể có quyền giành nuôi con nếu chứng minh được cho Tòa thấy mình có khả năng nuôi con tốt hơn, đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt của con. Một số điều kiện giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn có thể kể đến như:
- Phải chứng minh thu nhập hàng tháng, có tài sản, nơi ở ổn định… để tạo điều kiện cho con sinh hoạt, học tập, vui chơi…
- Chứng minh được có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con.
- Chứng minh luôn có đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con.
- Chứng minh đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn như: Thường xuyên có hành vi bạo lực, Không dành thời gian chăm sóc con, Không có thu nhập ổn định…
III. Lấy ý kiến của con trên 7 tuổi khi ly hôn.
Khi vợ chồng không thể thỏa thuận về việc người trực tiếp giành quyền nuôi con trên 7 tuổi khi ly hôn, xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp không thể dàn xếp được thì việc này sẽ do Tòa án quyết định.
Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn sẽ là người có thẩm quyền lấy ý kiến của trẻ từ đủ 7 tuổi về việc lựa chọn sống chung với cha hoặc mẹ. Việc lấy ý kiến của trẻ phải đảm bảo thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, nhận thức của trẻ, không hỏi dồn ép hay đả kích tâm lý trẻ. Bảo đảm tuyệt đối về quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ.
Bên cạnh đó, phải đảm bảo bí mật cá nhân của trẻ. Thủ tục lấy ý kiến của con trẻ là bắt buộc trong giải quyết án ly hôn được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình và Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn). Theo Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về thuận tình ly hôn) và Khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về việc xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn). Lấy ý kiến của con được thực hiện mấy lần, phụ thuộc vào các trường hợp sau:
- Việc lấy ý kiến trẻ được thực hiện tại trụ sở Tòa án trước khi xét xử vụ việc ly hôn. Tòa án sẽ hướng dẫn cha mẹ cho con Viết bản tự khai, thể hiện nguyện vọng của con, có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha, mẹ ngoài trụ sở Tòa án.
- Trường hợp khác, Tòa án sẽ lấy ý kiến của con bằng văn bản trước đó, sau đó, theo yêu cầu của một bên đương sự, Tòa sẽ triệu tập con để xét lại nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa. Nếu cần thiết thì Hội đồng xét xử sẽ trực tiếp liên lạc với trẻ qua điện thoại để xác định lại ý nguyện của con.
- Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em.
- Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.
Việc lấy ý kiến của con cái là cần thiết vì khi cha mẹ ly hôn, các em đã mất đi một điểm tựa quan trọng nhất là mái ấm gia đình nên rất cần hỏi ý kiến để các em nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình.
Thực tế cho thấy đa phần các Tòa án lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên bằng văn bản (bản khai, tự khai viết tay, hoặc đánh máy) có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha mẹ. Tại địa phương đã thành lập Tòa Gia đình và người chưa thành niên, việc lấy ý kiến của con thực hiện tại Phòng trẻ em của Tòa chuyên trách này trước khi xét xử vụ việc.
IV. Cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Theo quy định luật Hôn nhân gia đình 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha mẹ con. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác ( Điều 107 Luật Hôn nhân gia đình 2014). Chja mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con ( Điều 110 Luật Hôn nhân gia đình).
Liên hệ tư vấn:
Giới Thiệu » LUẬT SƯ BHQ (luatsuquy.vn)
Chúng tôi cung cấp các dịch vụ khác liên quan tới Luật hôn nhân gia đình
- Thủ tục ly hôn
- Thủ tục ly hôn đơn phương
- Thủ tục ly hôn thuận tình
- Ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Mẫu đơn khởi kiện ly hôn