Mẫu đơn khởi kiện (đơn thưa kiện ) dân sự 2022

Khi có nhu cầu khởi kiện tại Tòa án thì đơn khởi kiện (đơn thưa kiện) là một trong những văn bản bắt buộc phải có. Vậy những lưu ý khi viết đơn khởi kiện (đơn thưa kiện) là gì? Trong bài viết dưới đây, Luật Lawfully sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu.

1. ĐƠN KHỞI KIỆN (ĐƠN THƯA KIỆN) LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN KHỞI KIỆN?

Don-khoi-kien-la-gi-900x718-JPG
Khái niệm đơn khởi kiện

1.1  Khái niệm đơn khởi kiện (đơn thưa kiện)

Đơn khởi kiện (đơn thưa kiện) là văn bản mà trong đó người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại trình bày và yêu cầu Tòa án thụ lí, bảo vệ. Các yêu cầu đó có thể là yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu bồi thường, yêu cầu chia tài sản…

Đơn phải được trình bày theo mẫu chung thống nhất. Các mẫu đơn khởi kiện dân sự được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP. Tùy từng lĩnh vực sẽ có mẫu đơn riêng, ví dụ: đơn khởi kiện ly hôn, đơn khởi kiện hành chính…

1.2 Khi nào cần khởi kiện?

Trong cuộc sống hằng ngày nhiều khi không tránh khỏi các tranh chấp về thừa kế, tài sản, đất đai…Nguyên nhân có thể do người không hiểu biết pháp luật hoặc cố tình vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi đó để bảo vệ quyền lợi của mình người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại có thể tiến hành hòa giải thương lượng thỏa thuận để giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên không phải lúc nào quá trình này cũng suôn sẻ và đem lại kết quả khả quan cho đôi bên dẫn đến tranh chấp không thể giải quyết hoàn toàn khi đó người có quyền lợi bị xâm phạm có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 

2. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT ĐƠN KHỞI KIỆN (ĐƠN THƯA KIỆN)

Mot-so-luu-y-khi-viet-don-khoi-kien-900x600-JPG
Một số lưu ý khi viết đơn khởi kiện (đơn thưa kiện)

2.1 Một số lưu ý về hình thức đơn khởi kiện (đơn thưa kiện)

Để được Tòa án chấp nhận thụ lí trước hết một lá đơn khởi kiện (đơn thưa kiện) cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hình thức như sau:

  • Thứ nhất là phải đúng mẫu quy định.
  • Thứ hai là thể hiện đầy đủ thông tin của người khởi kiện; người bị kiện; những người có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan (nếu có); người làm chứng (nếu có), Toà án giải quyết, danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện…
  • Thứ ba là phải thể hiện ngắn gọn, súc tích, rõ ràng quyền lợi bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

2.3 Một số lưu ý về nội dung đơn khởi kiện (đơn thưa kiện)

Về nội dung của một lá đơn khởi kiện (đơn thưa kiện) được quy định tại khoản 4 điều 189 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó bao gồm các nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn ;
  • Tên Tòa án nhận đơn;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn.

2.4 Lưu ý về thời hiệu khởi kiện

Pháp luật Việt Nam quy định các tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác nhau thì có thời hiệu khởi kiện khác nhau. Hết thời hiệu thì sẽ không khởi kiện được nữa. Do đó trước khi viết đơn phải đảm bảo tranh chấp cần giải quyết vẫn còn thời hiệu khởi kiện.

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm và được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Một số thời hiệu khởi kiện theo quy định của BLDS:

  • Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”
  • Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

2.6. Lưu ý về chủ thể làm đơn khởi kiện (đơn thưa kiện)

  • Nếu chủ thể là cá nhân:

         _Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

        _Cá nhân thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

        _Cá nhân thuộc hai trường hợp trên mà là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

  • Nếu chủ thể là cơ quan, tổ chức:

       _Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện (đơn thưa kiện) vụ án.

        _Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2.5 Một số lưu ý khác khi viết đơn khởi kiện (đơn thưa kiện)

  • Thứ nhất là tranh chấp phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Theo quy định tại Điều 26 BLTTDS các tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là:
  1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
  2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
  3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
  4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
  5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
  6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
  8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
  9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
  10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
  11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
  12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
  • Thứ hai là yêu cầu bồi thường…bằng số tiền/ hiện vật cụ thể để có căn cứ tính mức tạm ứng ám phí và khi giải quyết cũng sẽ dễ dàng hơn.

3. MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN DÂN SỰ

don-khoi-kien-800x985-JPG
Mẫu đơn khởi kiện dân sự

Công ty TNHH Luật Lawfully xin gửi quý bạn đọc mẫu đơn khởi kiện theo mẫu hiện hành dưới đây:

Đơn khởi kiện ly hôn

Mẫu đơn khởi kiện đất đai

Đơn khởi kiện đòi nợ

Mẫu đơn khởi kiện hành chính

Như vậy, chúng tôi đã giải thích rõ các thuật ngữ liên quan cùng với đó là phân tích và đưa ra những lưu ý khi viết đơn khởi kiện theo quy định pháp luật để bạn đọc cùng tham khảo. Nếu quý bạn đọc còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ để được luật sư tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm.

Chia sẻ bài viết này

Viết một bình luận