Thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ một sản phẩm hàng hóa hay lĩnh vực nào trên thị trường. Xây dựng được một thương hiệu để khách hàng nhớ tới và gọi tên là không hề đơn giản. Thương hiệu thường được thể hiện dưới hình thức phổ biến đó là logo, nhãn hiệu. Ví dụ thương hiệu APPLE được thể hiện dưới một logo nhãn hiệu hình quả táo. Thương trường là chiến trường. Ở đó có cả sự cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh. Nhãn hiệu có thể bị “đánh cắp” nếu chủ sở hữu chưa đăng ký sở hữu trí tuệ. Vậy giải pháp mang tính pháp lý cho vấn đề này là gì? Đó chính là Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm (đăng ký thương hiệu độc quyền, đăng ký Logo thương hiệu) hay đăng ký bản quyền thương hiệu ( đăng ký bảo hộ thương hiệu) cho sản phẩm, hàng hóa. Sau thời gian thẩm định, nếu nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ thì chủ đơn sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Khách hàng có thể tự đăng ký hoặc liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.
Nội dung bài viết
I- THƯƠNG HIỆU/ NHÃN HIỆU/LOGO LÀ GÌ ? SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM ( ĐĂNG KÝ BẢO HỘ BẢN QUYỀN LOGO THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN ) – ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ. CÓ NÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ TƯ VẤN HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ?
Thực tế có rất nhiều trường hợp khách hàng quan tâm đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm/ đăng ký logo thương hiệu (đăng ký bản quyền thương hiệu). Tuy nhiện, vẫn còn không ít trường hợp chưa phân biệt được bản chất của khái niệm thương hiệu/nhãn hiệu/logo.
1. Thương hiệu/Nhãn hiệu/logo là gì?
Một hãng ô tô sản xuất ra những chiếc xe bền bỉ theo năm tháng, tiết kiệm nhiên liệu, công năng hiệu quả, được khách hàng trên toàn thế giới tin dùng. Qua năm tháng hình thành nên thương hiệu cho hãng ô tô đó. Vậy thương hiệu là giá trị vô hình, được hình thành nên từ niềm tin và sự ghi nhận của người tiêu dùng qua năm tháng.
Nhãn hiệu hay logo là hình thức thể hiện một cách trực quan của một thương hiệu nào đó hoặc biểu tượng của một doanh nghiệp, tổ chức nào đó. Ví dụ: Nhãn hiệu/logo của hãng xe Mercedes là biểu tượng ngôi sao ba cánh. Ba cánh sao tượng trưng cho mặt đất, biển cả và bầu trời với ước vọng “Một ngày nào đó, ngôi sao này sẽ tỏa sáng trên những nhà máy thắng lợi ”. Nhãn hiệu là những dấu hiệu của một doanh nghiệp hoặc tập thể các doanh nghiệp. Nó dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với các doanh nghiệp khác.
Pháp luật Việt Nam quy định về quyền đăng ký bản quyền thương hiệu (đăng ký thương hiệu độc quyền ) hay đăng ký logo thương hiệu/ đăng ký bảo hộ thương hiệu. Tựu chung lại, đó chính là Thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Thủ tục này được tiến hành tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam.
2. Quyền đăng ký nhãn hiệu sản phẩm/ đăng ký logo thương hiệu/ đăng ký sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Quyền đăng ký bản quyền thương hiệu ( đăng ký thương hiệu độc quyền ) đã được quy định tại điều 87 Luật SHTT. Cụ thể như sau:
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
…
Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu thế nào cũng có thể được cấp văn bằng bảo hộ.
Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ bản quyền thương hiệu, trước tiên cần đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 72 Luật SHTT:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu cũng chỉ được bảo hộ nếu không chứa các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu theo quy định tại Điều 73 Luật SHTT.
Nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì cũng không được trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký với cục sở hữu trí tuệ.

3. Sự cần thiết của việc đăng ký bản quyền thương hiệu / đăng ký thương hiệu độc quyền
Đăng ký thương hiệu, logo độc quyền cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hiện nay là rất quan trọng. Nó đảm bảo cho các nhãn hiệu của các tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo hộ.
Điều này ngày càng trở lên quan trọng trước sự phát triển và hội nhập kinh tế. Để nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình không bị các chủ thể khác coppy.
4. Có nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật, hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu/ đăng ký sở hữu trí tuệ hay không ?
Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu không nắm được quy định về thành phần hồ sơ cần soạn thảo. Hoặc không thể tự mình lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Trong trường hợp này thì nên tham vấn tư vấn của Luật sư hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn, hướng dẫn đăng ký sở hữu trí tuệ trọn gói.
Hơn nữa, việc tra cứu, đánh giá khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu trước khi nộp hồ sơ đăng ký cũng rất quan trọng. Bước tra cứu được khuyến nghị không nên bỏ qua. Bởi lẽ nó giúp loại trừ khả năng nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ trước đó.
Dịch vụ tư vấn hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm cả bước tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ trước khi nộp đơn. Nếu chủ đơn không tự tra cứu được thì nên sử dụng dịch vụ.

II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT, DỊCH VỤ TƯ VẤN HỖ TRỢ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM – ĐĂNG KÝ LOGO THƯƠNG HIỆU – ĐĂNG KÝ BẢO HỘ BẢN QUYỀN THƯƠNG HIỆU – ĐĂNG KÝ THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN
Trình tự đăng ký logo, nhãn hiệu là trình tự các bước cần làm để đăng ký bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu, gắn với thương hiệu của nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó.
Trình tự đăng ký nhãn hiệu sản phẩm / đăng ký logo thương hiệu/ đăng ký sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành qua các bước sau:
Bước 1. Tra cứu khả năng được bảo hộ trước khi đăng ký logo thương hiệu – đăng ký bản quyền thương hiệu (không bắt buộc nhưng nên làm).
Pháp luật không bắt buộc phải tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn. Tuy nhiên, lời khuyên mà các công ty luật hoặc các đơn vị chuyên tư vấn về sở hữu trí tuệ đưa ra đó là: Các chủ đơn nên tiến hành việc tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu đó.
Việc tra cứu trước để xem nhãn hiệu đó có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa.
Để hiểu thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng và cách tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn, các chủ đơn có thể tham khảo thêm nội dung: Cách tra cứu nhãn hiệu
Bước 2. Chủ đơn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm (đăng ký logo thương hiệu )/ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lên cục sở hữu trí tuệ.
Để có thể triển khai được việc đăng ký thương hiệu độc quyền. Việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị đơn. Đơn đăng ký thương hiệu phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 105 Luật Sở hữu Trí tuệ.
Các tài liệu cần có khi triển khai:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu sản phẩm / đăng ký logo thương hiệu theo mẫu.
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu, logo) độc quyền cho nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Ngoài các tài liệu quy định như trên, cần có thêm:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
Bước 3. Cục Sở hữu Trí tuệ xử lý đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền (đăng ký bản quyền thương hiệu) theo trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu/ đăng ký sở hữu trí tuệ.
Quy trình xử lý đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ được thực theo trình tự như sau:
-
Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm – đăng ký logo thương hiệu:
Thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ của đơn theo. Thẩm định theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn. Từ đó kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.
Thời gian triển khai: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Đơn hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo SHCN. Thời hạn công bố là 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận đơn hợp lệ.
-
Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu / đăng ký thương hiệu độc quyền /đăng ký bản quyền thương hiệu.
Việc thẩm định nội dung sẽ được triển khai trong 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. Việc này để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận bảo hộ.
-
Cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Sau khi thẩm định nội dung đơn, nếu đủ điều kiện bảo hộ, cục sở hữu trí tuệ sẽ ra văn bản cấp văn bằng bảo hộ. Từ khi có văn bản tới khi nhận được văn bằng khoảng 03 tháng.

Trong trường hợp không đủ điều kiện cấp văn bằng bảo hộ. Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ ra văn bản từ chối cấp văn bằng.
III- DỊCH VỤ TƯ VẤN HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM – ĐĂNG KÝ LOGO THƯƠNG HIỆU ĐỘC QUYỀN – ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN THƯƠNG HIỆU – ĐĂNG KÝ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm – đăng ký logo thương hiệu/ đăng ký bảo hộ thương hiệu được cung cấp bởi Luật sư Ba Đình. Dịch vụ hướng dẫn đăng ký sở hữu trí tuệ là trọn gói bởi vì:
- Luật sư tư vấn và hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu được triển khai ngay trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ.
- Soạn đơn đăng ký bảo hộ logo.
- Nhận ủy quyền nộp đơn, nộp phí nhà nước.
- Theo dõi quá trình giải quyết thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cục SHTT.
- Nhận kết quả và bàn giao khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nếu có nhu cầu. Trân trọng!